1. Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá thường xuất hiện ở cả nam và nữ trong nhiều độ tuổi. Mụn trứng cá xuất hiện do lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Mụn trứng cá thường thấy ở thanh niên vì thay đổi nội tiết tố, người lớn tuổi cũng có nguy cơ bị mụn trứng cá nếu không chăm sóc da đúng cách.
Có nhiều loại mụn khác nhau, phổ biến là mụn đầu trắng và mụn đầu đen, mụn mủ và mụn do nấm. Các vùng bị mụn trứng cá thường là mặt, trán, ngực, vai và phần trên của lưng.
Mụn trứng cá không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng nếu không điều trị kịp thời, mụn có thể làm tổn thương da, có thể để lại sẹo hoặc gây nhiễm trùng. Ngoài ra, mụn còn gây ảnh hưởng tâm lý, có thể gây mặc cảm, tự ti, thậm chí có thể gây stress, trầm cảm.
Mụn trứng cá là gì?
2. Các cách điều trị mụn
2.1. Phương pháp điều trị mụn trứng cá mức độ nhẹ
Việc điều trị mụn trứng cá là hoàn toàn có thể, tùy theo mức độ mà có phương pháp khác nhau, khi mụn nhẹ, chủ yếu gặp mụn đầu trắng và đen, có thể kèm theo mụn mủ và mụn sẩn. Một số sản phẩm và thuốc trị mụn không kê toa, có thể cải thiện tình trạng mụn, các thành phần chủ yếu bao gồm:
- Benzoyl peroxide: Hoạt chất này giúp khô mụn và gom cồi, hạn chế mụn mới xuất hiện; quan trọng là nó có thể tiêu diệt vi khuẩn mụn. Nó mang lại hiệu quả khi sử dụng liên tục.
- Axit salicylic: Thành phần này giúp loại bỏ tế bào chết trên da, giúp lỗ chân lông thông thoáng giảm sưng tấy ở mụn viêm, giúp giảm số lượng mụn và hồi phục da nhanh.
Xem thêm: TOP 10 loại thuốc điều trị mụn trứng cho da nhờn mà bạn nên biết
Mụn trứng cá ở mức độ nhẹ
2.2. Phương pháp điều trị mụn trứng cá mức độ trung bình đến nặng
Điều trị mụn trứng cá trung bình và nặng bao gồm các biểu hiện như: thời gian bị mụn kéo dài, kéo dài không dứt, số lượng mụn nhiều, mụn đang trong tình trạng viêm nhiễm, sưng viêm gây đau đớn, mụn có thể xuất hiện trên lưng và ngực, có sẹo mụn,... đòi hỏi liệu pháp y khoa nhiều hơn hơn là tự chăm sóc tại nhà với nhiều loại thuốc và liệu pháp khác nhau.
2.2.1. Thuốc bôi ngoài da
Các loại thuốc bôi không kê toa thường là giải pháp đầu tiên trong việc điều trị mụn trứng cá. Các loại thuốc bôi thường được kê toa có thể bao gồm:
Retinoids và các loại thuốc có công dụng tương tự retinoid: Thuốc có thành phần axit retinoic hoặc tretinoin; ở dạng kem, gel hoặc lỏng. Nên sử dụng vào buổi tối. Nên bắt đầu với 3 lần/tuần, sau đó có thể tăng lên hàng ngày khi da quen.
Lưu ý: tránh dùng tretinoin và benzoyl peroxide cùng lúc vì đây đều là 2 hoạt chất mạnh dễ gây kích ứng da nếu không được dùng đúng cách.
Kháng sinh: Có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và giảm triệu chứng viêm, giảm mẩn đỏ của mụn. Trong giai đoạn đầu điều trị, kéo dài khoảng vài tháng, người bị mụn trứng cá trung bình hoặc nặng có thể cần kết hợp cả retinoid cùng kháng sinh.
Axit azelaic: Là một loại axit tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn bắt nguồn từ một loại nấm men. Với 20% axit azelaic trong kem hoặc gel, dùng 2 lần/ngày mang đến công dụng trị mụn hiệu quả. Phương pháp này khá an toàn phù hợp cho phụ nữ mang thai và đang nuôi con bú. Nếu có tác dụng phụ, thường chỉ gây kích ứng nhẹ.
Dapsone (Aczone): Gel bôi chứa 5% Dapsone được đề xuất sử dụng để điều trị mụn trứng cá viêm, nhất là phụ nữ.
2.2.2. Thuốc uống
Nếu thuốc bôi không mang lại kết quả, sẽ cần thêm thuốc uống khi điều trị mụn trứng cá.
Thuốc kháng sinh: Thông thường, loại thuốc uống được dùng trong điều trị mụn là tetracycline (minocycline, doxycycline) hoặc macrolid (erythromycin, azithromycin). Macrolid được dùng cho người không thể sử dụng tetracyclin, kể cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ dưới 8 tuổi. Kháng sinh uống thường dùng ngắn hạn khi trị mụn và thường được kết hợp với các thuốc khác để tránh kháng thuốc.
Thuốc tránh thai phối hợp: Các sản phẩm kết hợp progestin và estrogen có thể sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, cần vài tháng để thuốc phát huy tác dụng.
Thuốc kháng androgen: Sử dụng khi phụ nữ và trẻ em gái không đáp ứng với kháng sinh. Thuốc ngăn androgen tác động lên tuyến dầu. Căng ngực hoặc đau bụng kinh là tác dụng phụ phổ biến.
Isotretinoin: Là một dẫn xuất của vitamin A; dành cho người bị mụn trứng cá trung bình hoặc nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Isotretinoin có thể dẫn đến viêm ruột, trầm cảm và dị tật bẩm sinh. Bệnh nhân nên tuân thủ hướng dẫn bác sĩ và theo dõi chặt chẽ các tác dụng phụ. Các liệu pháp điều trị thuốc nội tiết tố và isotretinoin chỉ sử dụng khi thuốc kháng sinh không hiệu quả.
Trị mụn trứng cá ở mức độ nặng
2.3. Các liệu pháp điều trị khác
Ngoài thuốc trị mụn, các liệu pháp dưới đây cũng giúp trị mụn hiệu quả:
Liệu pháp ánh sáng: Tia cực tím (UV) từng được dùng để trị mụn, tuy nhiên vì nguy cơ ung thư da nên đã không được áp dụng nữa. Bác sĩ hiện sử dụng ánh sáng xanh hoặc đỏ, để tiêu diệt vi khuẩn mà không gây tổn thương da.
Peel da: Là phương pháp tẩy tế bào chết cho da bằng công nghệ hóa học, sử dụng các thành phần như axit salicylic, axit glycolic hoặc axit retinoic. Liệu pháp này làm tăng tính thẩm mỹ cho da; tuy nhiên kết quả không kéo dài lâu và người bệnh cần thực hiện lặp lại định kỳ.
Lấy nhân mụn: Phương pháp lấy nhân mụn này cần sử dụng công cụ đặc biệt để loại bỏ các nhân mụn như mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn nang. Kỹ thuật này giúp giảm mụn nhưng chỉ tạm thời, tuy nhiên nếu không làm đúng cách có thể để lại sẹo lớn.
Tiêm steroid: Tiêm steroid có thể điều trị các dạng tổn thương da như mụn nốt và mụn nang. Tiêm steroid giúp giảm đau và cải thiện nhanh chóng. Các tác dụng phụ có thể bao gồm mỏng và đổi màu da ở vùng trị liệu.
Xem thêm: 15+ Phương pháp giảm thiểu mụn tại nhà dễ dàng, dễ thực hiện, hiệu quả rõ rệt
3. Một số phương pháp ngăn ngừa mụn trứng cá phát triển
Tình trạng mụn trứng cá rất dễ tái phát và hình thành nhiều lần, khó để trị dứt điểm. Các chuyên gia da liễu đã tổng hợp và đưa ra một số lời khuyên giúp ngăn ngừa sự tái phát của mụn, bao gồm:
- Rửa mặt đúng tần suất vừa phải. Không nên rửa mặt quá 2 lần/ngày với xà phòng hoặc sữa rửa mặt. Điều này gây mất cân bằng pH, dễ dàng cho vi khuẩn phát triển.
- Không nên chà xát da ở khu vực có mụn, vì điều này sẽ khiến viêm nhiễm bị đẩy sâu vào da, gây tắc nghẽn, sưng đỏ và viêm đau nghiêm trọng.
- Không nên chạm vào mặt thường xuyên.
- Khi gọi điện thoại, giữ điện thoại cách xa mặt, vì điện thoại thường là nơi chứa vi khuẩn.
- Nên rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi bôi kem, tẩy tế bào chết hoặc trang điểm.
- Mụn ở lưng, vai hoặc ngực nên mặc quần áo rộng và mát mẻ.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì có thể gây ra mụn.
- Tránh lo lắng, căng thẳng vì đây cũng là nguyên nhân gây bệnh mụn trứng cá.
Làm sạch da mặt để hạn chế mụn trứng cá phát triển
Mụn trứng cá không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do vậy, nếu bị mụn trứng cá, bệnh nhân cần được bác sĩ da liễu thăm khám và có biện pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp phù hợp với từng loại mụn.t ở đây...
Xem thêm bài viết tại đây: https://o2skin.vn/cach-tri-mun-trung-ca-hieu-qua-ma-bac-si-mach-ban/